Mãng cầu na là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch nhanh, mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân hiện nay ở Tây Ninh. Tuy nhiên, thời gian gần đây bà con nhà vườn lại gặp tình trạng sâu bệnh hại ngày càng tăng, mà đặc biệt là xuất hiện thêm các bệnh hại mới sau những cơn mưa. Phổ biến hiện nay là sự xuất hiện của bệnh “lạ” trên cây mãng cầu na gây thiệt hại vô cùng lớn.
Thân bị xì mủ và các vết nứt
Trên các vườn 2 hay 3 năm tuổi đang cho trái ở Tân Bình, TP.Tây Ninh bệnh “lạ” thường có biểu hiện ban đầu là trên thân hoặc nách cành xuất hiện các vết nứt nhỏ trên vỏ cây, phần gỗ bên trong bị thâm đen có nhựa chảy ra (xì mủ). Sau một thời gian vết nứt lớn dần lan rộng ra bề mặt thân hoặc cành ảnh hưởng tới phần thân gỗ của cây. Các vết nứt này nhanh chóng lan rộng gần 1/3 bề mặt của thân hoặc cành, vỏ bắt đầu bong ra. Làm cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước của cây bị ảnh hưởng. Lá bị vàng sau đó khô và rụng, cành bị chết khô. Bệnh nặng làm cho cây suy kiệt rồi chết, ảnh hưởng tới năng suất của cây.
Cây mãng cầu na bị chết và lá vàng chuyển qua khô do bị bệnh “lạ”
Các vết nứt trên nách cành
Các triệu chứng trên cây mãng cầu na ở trên rất giống với bệnh “nứt thân xì mủ” do nấm Phytophthora gây ra. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, hay một đề tài chính thức nào nghiên cứu về bệnh này trên cây mãng cầu na nên nó vẫn là bệnh “lạ” đối với bà con nông dân ở Tây Ninh.
Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn ở Tây Ninh có thể ngăn ngừa bệnh “lạ” này bằng Ridomil 68WG, Aliette 80WG, Agri-Fos 400. Quý bà con có thể dùng muỗng hay dao cạo sạch bề mặt trên vết nứt, sau đó, quý bà con quét một lớp thuốc lên vết nứt kết hợp với tưới 1 phần thuốc dưới gốc cây. Quý bà con tránh tình trạng vết nứt vừa quét thuốc bị ướt do trời mưa hay do tưới nước, để tránh tình trạng này quý bà con có thể sử dụng nilon để bịt kín vết nứt vừa vét thuốc. Đồng thời, quý bà con kết hợp với thuốc dòng dưỡng rễ như SAPROPEL-Cá sấu vàng, Cá sấu đỏ, Vi lượng Roots,.. tưới gốc và BTC Mega Amino, BTC Mega Fulvic phun qua lá nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển và nuôi trái (nếu cây đang trong thời kì mang trái).
Đối với các vườn chưa bị dịch bệnh “lạ” gây hại hại quý bà con có thể dùng Nấm Trichoderma và hữu cơ rải gốc (giữ ẩm cho gốc) để phòng bệnh “lạ” cho cây mãng cầu na.
KS. Trần Ngọc Nghĩa